CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH F&B: CƠ HỘI TĂNG TRƯỜNG GẤP BỘI

Chuyển đổi số trong ngành F&B là chìa khóa cho sự thành công, là chiếc hộp bí mật giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn với doanh nghiệp và là lợi thế khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp tận dụng cơ hội Covid-19 để chuyển đổi số đều đã đạt được những thành công ngoài mong đợi trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu suy thoái.

1. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến ngành F&B

Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên Thế giới và ảnh hưởng không hề nhỏ đến chuỗi cung ứng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh F&B tại Việt Nam.

chuyen-doi-so-2

Không chỉ tại các thành phố lớn, tập trung dân cư đông đúc mà ngay tại các địa phương, các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trong lĩnh vực F&B cũng lao đao vì không đủ kinh phí trang trải tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên hay nguyên vật liệu chỉ nhập ở mức cầm chừng vì không thể bảo quản lâu. Bóng ma Covid-19 đã mang tới thách thức của ngành F&B không hề nhỏ.

Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế trên 1.200 đơn vị kinh doanh F&B vào tháng 3 cho thấy một bức tranh màu xám của lĩnh vực này.

  • Tăng trưởng hai tháng đầu năm của dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ đạt 1.7 %, rất thấp so với mức tăng trưởng 10% cùng kỳ năm ngoái.
  • Trong tháng 2/2020, 10% doanh nghiệp kinh doanh F&B phải cắt giảm quy mô.
  • Trong quý I/2020, số doanh nghiệp F&B rút lui khỏi thị trường tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

chuyen-doi-so-1

Mặc dù được đánh giá là lĩnh vực ít chịu tác động trực tiếp từ Codiv-19 nhưng thông qua những số liệu nghiên cứu trên, rõ ràng các doanh nghiệp F&B không ít thì nhiều đã “nếm trái đắng” Covid và số còn lại đang gồng mình chống lại cuộc suy thoái kinh tế này.

“Tái tạo” là điều các doanh nghiệp F&B cần làm ngay từ bây giờ để bản thân trở nên “dẻo dai” hơn, dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn chung này.

2. 4 giải pháp chuyển đổi số trong ngành F&B

Trong giai đoạn áp dụng chủ trương cách ly xã hội, bên cạnh những doanh nghiệp buộc phải giải thể thì các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực F&B vẫn tiếp tục duy trì hoạt động bằng nhiều cách xoay chuyển. Chuyển đổi số là lựa chọn hàng đầu trong thời điểm này.

Từ thực tế các doanh nghiệp kinh doanh offline chuyển sang kinh doanh online, có thể gọi tên giải pháp chuyển đổi số trong ngành F&B bằng 4 cái tên dưới đây.

2.1. Thay đổi phương thức bán hàng và sự bùng nổ của Food Delivery

Đây là giải pháp đầu tiên và dễ thực hiện nhất trong công cuộc chuyển đổi số trong ngành F&B. Ngay cả những thương hiệu cao cấp trước đây đều “nói không với bán hàng online” cũng phải thay đổi để sống sót.

chuyen-doi-so-4

Doanh nghiệp có thể tự mình xây dựng ứng dụng đặt và giao đồ online như The Coffee House đã làm nhưng cách này sẽ tốn thời gian và chi phí không hề nhỏ. Cũng nhờ nền tảng ứng dụng có sẵn mà doanh thu từ mảng giao hàng The Coffee House đã tăng 30% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, cách này chỉ có những doanh nghiệp lớn đủ khả năng về kinh tế thực hiện.

Cách thứ hai là doanh nghiệp trở thành khách hàng và tận dụng sức mạnh của các ứng dụng đặt và giao đồ online như Now Delivery, Grab Food, Beamin, Goviet,…Đây là cách mà hầu hết các đơn vị kinh doanh F&B đã làm để tiết kiệm chi phí mà vẫn mở rộng thị phần và tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng.

2.2. Sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh truyền thống

Sử dụng công nghệ hay các thiết bị điện tử vào hoạt động kinh doanh là một phần không thể thiếu trong công cuộc chuyển đổi số ở ngành F&B. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tận dụng sức mạnh công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hoạt động, tiết kiệm chi phí.

Ứng dụng công nghệ được ưu tiên sử dụng trong ngành F&B là máy POS bán hàng!

chuyen-doi-so-3

Có thể nói, máy POS bán hàng là một cuộc cách mạng với các đơn vị kinh doanh F&B. Nhờ nó mà quá trình quá trình vận hành điểm kinh doanh trở nên chặt chẽ và hiện đại hơn so với các mô hình kinh doanh truyền thống (chủ yếu dựa trên giấy bút và trí nhớ để order, theo dõi quá trình phục vụ và thanh toán). Máy POS bán hàng thường đi kèm với các phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe.

Chỉ với một khoản đầu tư không lớn, máy POS bán hàng và phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe mang đến cho khách hàng một trải nghiệm hài lòng hơn, từ đó giữ chân khách hàng quay lại nhiều lần hơn với đơn vị kinh doanh F&B.

2.3. Sử dụng thanh toán ví điện tử

Ví điện tử không phải là một giải pháp mới nhưng chỉ thực sự bùng nổ vào thời điểm “giãn cách xã hội” được áp dụng, đi kèm với xu hướng Food Delivery.

Việc thanh toán ví điện tử (như Momo, ZaloPay, AirPay,…) không chỉ hạn chế được quá trình tiếp xúc lây bệnh mà giảm được nhiều rủi ro cho như: khách không đủ tiền mặt, khách hàng bùng đơn, khách nhờ người nhận thay mà không có tiền để thanh toán,…

chuyen-doi-so-7

Tâm lý chuộng tiền mặt ở người tiêu dùng Việt đang ngày một thay đổi và đó là thời cơ để các đơn vị kinh doanh F&B đưa ví điện tử hay thanh toán trước vào trong quy trình hoạt động của mình.

2.4. Đẩy mạnh truyền thông online

Số lượng khách hàng truy cập internet để tìm kiếm thông tin về nhà hàng, quán ăn, quán cafe ngày càng tăng cao trong thời điểm Covid-19 bùng nổ. Nếu doanh nghiệp F&B bỏ lỡ môi trường này tức là đã bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình.

chuyen-doi-so-5

Trên thực tế, Covid-19 tạo ra thời cơ để nhiều chuỗi kinh doanh ẩm thực nghiên cứu, đầu tư và lập nên Fanpage, Website, App,…cho riêng mình. Tại đây, doanh nghiệp có thể chia sẻ những câu chuyện thương hiệu, tung ra các chương trình ưu đãi hay đơn giản và ghi lại những nhận xét chân thực của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của mình. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách cho các thương hiệu FnB Việt Nam kết nối được với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

Thị trường F&B Việt Nam, bản thân nó đã là một kĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh chứ không cần đến Covid-19 để sàng lọc những doanh nghiệp yếu, kém. Với việc áp dụng công nghệ, thiết bị điện tử và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chuyển đổi số trong ngành FnB sẽ sớm mang lại nhiều kết quả tích cực.

3. Lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp kinh doanh F&B

Chuyển đổi số trong ngành FnB trải qua lộ trình 12 bước như sau:

Bước 1. Lấy khách hàng làm trung tâm: Khách hàng không những là thượng đế mà còn là người ra quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì thế, các bước đi trong quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp F&B nên hướng đến mục tiêu làm cuộc sống của khách hàng dễ dàng hơn, tiện lợi hơn.

chuyen-doi-so-6

Bước 2. Cơ cấu lại tổ chức: Thay đổi để thích nghi, thay đổi để tốt hơn là mục tiêu hướng đến của các doanh nghiệp. Nếu cơ cấu tổ chức cũ còn rườm rà, thiếu sự liên kết thì Covid-19 là cơ hội hiếm có để doanh nghiệp phá bỏ cơ cấu cũ, tạo ra một tổ chức mới gắn kết hơn, tận dụng được sức mạnh tập thể tốt hơn và sẵn sàng đương đầu với đại dịch.

Bước 3. Lựa chọn phương thức quản lý phù hợp hơn: Một trong những lý do phổ biến khiến chuyển đổi số ở doanh nghiệp F&B không thành công là do thiếu sự hợp tác của các nhân viên. Khai thác những nguyên nhân sâu xa gây ra sự bất hợp tác của nhân viên để từ đó có giải pháp ứng biến.

Bước 4. Thay đổi nhận thức của lãnh đạo: Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng cho sự thành bại của công cuộc chuyển đổi số. Doanh nghiệp muốn thay đổi, hãy bắt đầu từ chính vị trí cao nhất ở công ty. Ví dụ, lãnh đạo hãy là người đầu tiên sử dụng phần mềm quản trị khách hàng AMIS CRM, rồi mới thôi thúc và truyền cảm hứng thay đổi tới nhân viên.

Bước 5. Lựa chọn công nghệ: Chuyển đổi số là một khái niệm rộng lớn để nói về việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và vận hành. Một số công nghệ mà doanh nghiệp FnB quan tâm là robot lễ tân, trí tuệ nhân tạo trong việc gọi món, tiếp đón khách, công nghệ điện toán đám mây để lữu trữ toàn bộ thông tin doanh nghiệp,…Đây đều là những công nghệ tiên tiến và giúp tăng hiệu quả quản lý, vận hành doanh nghiệp.

Bước 6. Kết nối dữ liệu: Hệ thống dữ liệu cần được tích hợp vào các quy trình nội bộ của công ty và được kết nối, làm việc cùng nhau. Lúc này, Cloud Drive thể hiện rõ ưu điểm vượt trội khi cho phép sao lưu, chia sẻ, kết nối, đồng bộ thông tin, dữ liệu hoàn hảo giữa các phòng ban, giữa doanh nghiệp và khách hàng,…

Bước 7. Gia tăng trải nghiệm khách hàng nội bộ: Khách hàng của doanh nghiệp ngoài các thực khách còn có những nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, khi áp dụng các giải pháp công nghệ trong chuyển đổi số cần quan tâm đến sự trải nghiệm hài lòng của nhóm khách hàng nội bộ này.

Bước 8. Đẩy mạnh hậu cần và chuỗi cung ứng: Để thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hậu cần và chuỗi cung ứng mà cụ thể là các dịch vụ đặt hàng online, giao hàng tận nhà…

Bước 9. Bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và đạo đức: Doanh nghiệp F&B nên sử dụng các ứng dụng công nghệ có trả phí để nâng cao tính bảo mật của dữ liệu, đảm bảo sự an toàn của thông tin.

Bước 10. Phát triển sản phẩm mới, thay đổi quy trình làm việc: Bắt đầu quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp FnB cũng cần tính tới sự trong cách tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình để tìm ra giải pháp hiệu quả và sáng tạo nhất.

chuyen-doi-so-8

Bước 11. Số hóa: Doanh nghiệp thực hiện số hóa mọi hoạt động của doanh nghiệp từ lưu trữ dữ liệu, truyền thông tiếp thị, chăm sóc khách hàng,…

Bước 12. Cá nhân hóa: Chuyển đổi số tạo ra cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp hiểu mong muốn và cung cấp dịch vụ cá nhân cho khách hàng.

Chuyển đổi số trong ngành F&B đã và đang diễn ra, có thể không đầy đủ cả 12 bước trên. Tuy nhiên, nếu muốn tận dụng hết sức mạnh của việc số hóa, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số liên tục thông qua cả 12 bước này.

Trên đây là bức tranh toàn cảnh chuyển đổi số trong ngành F&B. Để giúp mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B, Minh Đức Tech & Media cung cấp các dịch vụ Marketing Online giúp doanh nghiệp số hóa mọi thông tin, tăng cường truyền thông và bán hàng trên Internet, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bền vững, thách thức đại dịch.

MĐ Team