Thành công ban đầu của một số start-up cà phê đã trở thành nguồn khích lệ cho nhiều startup trẻ Việt tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi những thành công mang tính đơn lẻ này được cường điệu hóa sẽ khiến nhiều người không nhận ra những cái bẫy chết người của mô hình kinh doanh này cũng như những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động khiến họ nhanh chóng đi đến thất bại.
1. Đánh giá sai nhu cầu của thị trường
Khi bắt đầu khởi nghiệp, nhà khởi nghiệp thường tự tin cho rằng: concept của họ đặc biệt. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư vốn đã bão hòa ở hầu hết tầng cấp như chuỗi cà phê, vốn đầu tư lại không quá cao, chẳng có gì đảm bảo mô hình kinh doanh không bị sao chép.
Bởi khi quán cà phê của bạn thu hút khách hàng bằng món đồ uống hay đồ ăn hấp dẫn nào đó, chẳng có gì đảm bảo sẽ không xuất hiện ở nhiều nơi khác trong thời gian sau đó, thậm chí không quá 30 ngày.
2. Chọn sai địa điểm đầu tư
Địa điểm là yếu tố tối quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nói chung, cà phê nói riêng. Vì thế, việc đầu tiên là phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng địa điểm mở quán. Hãy cẩn trọng quan sát lưu lượng xe và người qua lại mỗi giờ vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để có thể ước đoán lượng khách hàng tiềm năng ở nơi startup sẽ bắt đầu. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh ở xung quanh khu vực mở quán rất quan trọng.
3. Định giá không hợp lý
Để định giá đúng cho những thứ mà startup cung cấp rất phức tạp. Hãy tính toán thật kỹ về giá thành mỗi đồ ăn, thức uống mà startup cung cấp hàng ngày để định ra mức giá vừa đủ sức cạnh tranh với các đối thủ, vừa phù hợp với khả năng chi trả của phần đông đối tượng khách hàng mà startup nhắm đến. Có một “chân lý định giá” mà startup trẻ lên tham khảo: Nếu tất cả khách hàng phàn nàn về giá, có nghĩa nó quá cao. Chẳng ai phàn nàn, thì là quá thấp. Khi chỉ có vài người kêu ca, đó là mức giá hợp lý.
Đừng bỏ qua nhận xét của khách hàng với ý nghĩ sản phẩm hay dịch vụ mà startup mang đến khách hàng xứng đáng được định giá như vậy. Bởi như đã nói ở trên, chẳng có gì là không thể học hỏi, sao chép. Đừng tự tin thái quá với suy nghĩ “Liễu xạ tự nhiên hương” mà khiến cho mọi việc trở nên khó khăn hơn.
4. Lạc quan về doanh thu, rồi vung tay quá trán
Khi “đầu đã xuôi” thì cũng không có nghĩa “đuôi sẽ lọt”. Tâm lý lạc quan về doanh thu dựa trên thành công của tháng kinh doanh đầu tiên hay của cửa hàng đầu tiên là cái bẫy hay gặp. Sai lầm này sẽ dẫn đến cái bẫy khác, đó là nhà khởi nghiệp sẽ phóng tay đầu tư và chi phí vì nghĩ rằng mô hình kinh doanh đang đánh trúng tâm lý thị trường.
Khi hiệu quả chi phí do quy mô và phạm vi không như kế hoạch đã định, việc cháy dòng tiền là điều khó tránh. Đó là chưa kể đến những bất cập về nhân sự, hệ thống… vốn rất quan trọng với ngành dịch vụ do mở rộng quá nhanh vì tìm được 5-10 người quản lý “có nghề” không dễ.
5. Tự biến mình thành người nổi tiếng
Tuy nhiên, cái bẫy lớn nhất lại chính là nhà sáng lập khi linh hồn của startup tự biến mình thành người nổi tiếng (celebrity) thay vì tập trung tạo dựng nguồn lực chắc chắn cho startup. Trong khi đó, những câu chuyện đầy sức mê hoặc như mở rộng quy mô kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận… luôn là bài toán nan giải ngay cả với những cái đầu kinh doanh sừng sỏ. Việc chuyển đổi từ doanh nhân sang celebrity càng nhanh bao nhiêu, thì sai lầm mắc phải càng lớn. Bởi lợi ích của nó với giá trị thương hiệu không quá lớn như kỳ vọng. Không có gì chắc chắn, nhất là khi có đến 90% startup thất bại ngay trong năm đầu tiên. Vì thế, khi lên kế hoạch startup, thì cũng nên lập sẵn kế hoạch rút lui.
????????? ???́ – Đ?̃ ??́ ??????
#ViralMarketingPlan #ThấuHiểuĐểĐồngHành
——-
48, Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
0211.389.2222 – Hotline: 0948.929.828, 0965.848.848