Chụp ảnh món ăn đẹp là rất cần thiết để các nhà hàng quảng bá thu hút thực khách thông qua mạng xã hội, bên cạnh một nội dung hay, một chiến lược đúng đắn thì sử dụng cũng phải đảm bảo đẹp và thu hút.
Tuy nhiên, đối với những nhà hàng/ quán ăn quy mô vừa và nhỏ, để thuê được đội ngũ chụp ảnh chuyên nghiệp hay đầu tư những trang thiết bị, máy móc chụp hình đắt tiền cho bộ ảnh tốn 1 khoản ngân sách không hề nhỏ và đôi khi là ngoài khả năng chi tiêu của nhà hàng. Nhưng chỉ với chiếc Smartphone và một vài tuyệt chiêu nho nhỏ mà Minh Đức Tech & Media giới thiệu dưới đây, bạn có thể tự “sản xuất” ra những bức hình lung linh, thu hút và mang đặc điểm riêng biệt của nhà hàng bạn.
1. Sử dụng các ứng dụng chụp ảnh, chỉnh ảnh món ăn đẹp
Muốn chụp ảnh món ăn bằng smartphone, bạn nên tải về những App chuyên dụng giúp cho ra những bức ảnh thật chất lượng. Dưới đây là 1 số app bạn có thể tham khảo:
– Foodie
– Analog Film
– Lightroom
– VSCO Cam
2. Bí quyết chụp ảnh món ăn đẹp mắt
Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Những bức ảnh được chụp trong điều kiện có ảnh sáng tự nhiên sẽ đạt độ sắc nét – chi tiết nhất và độ chân thực của màu ảnh cũng cao hơn. Vì vậy, bạn nên chọn vị trí chụp ảnh món ăn ở gần cửa kính hoặc cửa sổ.
Nghệ thuật sắp xếp làm nổi bật “chủ thể chính”
Trong quá trình dàn dựng background cho ảnh chụp, bạn có thể sử dụng các đạo cụ như: món ăn, thực uống đi kèm, rau của quả, nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, khăn,…Nhưng lưu ý, không nên đưa các chi tiết phụ quá “tham”, phải sắp xếp sao cho vừa đơn giản, vừa tinh tế và quan trọng là phải tôn lên “vai chính” là các món ăn chính. Cách sắp xếp các đạo cụ sẽ là đường dẫn giúp người xem hướng sự tập trung vào yếu tố quan trọng, chủ yếu của bức ảnh.
Sử dụng màu đĩa đựng món ăn có độ tương phản với nền chụp
Một đĩa bánh màu trắng đặt trên bề mặt tối bao giờ cũng sẽ trông nổi bật hơn một đĩa bánh màu đen. Chính sự tương phản giữa chủ thể và phông nền sẽ giúp bức ảnh chụp món ăn đẹp và ấn tượng hơn. Cho nên, tùy món ăn, tùy background và mục đích truyền tải mà bạn nên cân nhắc set-up phông nền phù hợp.
Áp dụng bố cục 1/3
Bố cục ảnh 1/3 được xem là quy tắc vàng giúp bức ảnh mang đến cảm giác dễ chịu, tự nhiên và cân bằng với người xem. Theo quy tắc này, bạn hãy tưởng tượng khung hình được chia thành bảng gồm 3 cột và 3 hàng – chủ thể chính là món ăn cần làm nổi bật nên được đặt vào một trong các điểm giao nhau, ở vị trí 1/3 khung hình.
Chọn góc chụp phù hợp
Tùy vào món ăn và cách sắp xếp để chọn góc chụp phù hợp. Bạn thử các góc chụp sau:
- Góc 45 độ: ảnh có chiều sâu, thích hợp khi chụp gần, cận cảnh món ăn
- Góc 90 độ: lấy được toàn cảnh món ăn, thích hợp khi món ăn được bày biện đẹp mắt, có đạo cụ hỗ trợ
- Góc chụp trực diện: thích hợp với các món ăn có được bài trí có tầng lớp, độ cao (ví dụ như bánh nhiều tầng, ly rượu,…)
Sử dụng zoom quang học
Với các dòng smartphone cao cấp, bạn nên sử dụng tính năng zoom quang học để đứng xa vẫn lấy hết được bối cảnh và không bị chặn nguồn sáng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các dòng điện thoại tầm trung, khi zoom kỹ thuật số bạn cần chú ý đến độ sắc nét.
Tạo chiều sâu cho bức ảnh
Để tạo độ sâu cho bức ảnh, bạn có thể dùng chế độ làm mờ background, giúp người xem tập trung vào món ăn là chủ thể chính. Với điện thoại có khẩu độ rộng thì dễ dàng hơn, bạn thoải mái thay đổi linh hoạt phông nền theo ý thích, giúp làm nổi bật món ăn lên.
Chụp Macro
Khi muốn cho thực khách thấy độ chi tiết của món ăn, ví dụ như sợ mỳ ý vàng ươm hay độ sóng sánh của nước sốt phần steak hấp dẫn – bạn nên chụp bằng chế độ cận cảnh Macro. Khi đó, chi tiết món ăn sẽ là trung tâm của ảnh, giúp thu hút người xem.
Một lưu ý vô cùng quan trọng giúp bức ảnh món ăn trở nên đẹp mắt chính là màu sắc tươi mới, sạch sẽ của nguyên liệu – thực phẩm. Cho nên, các bạn phụ trách việc chụp ảnh món ăn cần phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các đầu bếp để có được những bức ảnh thật “ngon mắt”.