Trên thực tế, có nhiều bạn đang nhen nhóm ý định kinh doanh nhà hàng hải sản nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Thực tế, việc kinh doanh có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ mặt bằng, nguyên liệu cho đến cách thức phục vụ. Đã có rất nhiều trường hợp “chóng nở, chóng tàn”, nếu bạn không muốn rơi vào trường hợp này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mở nhà hàng hải sản
Nhu cầu ăn uống của người Việt Nam đang ngày càng tăng cao và đa dạng. Mô hình kinh doanh nhà hàng cũng từ đó mà phát triển phổ biến. Kinh doanh đồ hải sản là thị trường màu mỡ, đầy tiềm năng hiện nay. Những nhà hàng, quán nhậu hải sản đang thu hút rất đông thực khách đến thưởng thức các món ăn tươi ngon cùng những ly bia tươi mát lạnh. Mở nhà hàng hải sảnlà hình thức kinh doanh hấp dẫn, vừa thu hồi vốn nhanh vừa có lợi nhuận hấp dẫn.
Kinh doanh nhà hàng hải sản thành công là điều mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn. Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm trong kinh doanh thì bạn sẽ thấy dễ dàng, còn nếu bạn là người chưa kinh doanh lần nào thì chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều vấn đề và khó khăn.
Nếu bạn đang có ý định mở nhà hàng hải sản nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Thực tế, việc kinh doanh thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bài viết dưới đây là những chia sẻ chỉ rõ cho bạn cần chuẩn bị những gì để mở nhà hàng hải sản thành công.
Cần chuẩn bị những gì khi mở nhà hàng hải sản?
1. Chuẩn bị nguồn vốn
Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên khi mở nhà hàng hải sản. Trước tiên, bạn cần phải xác định được hình thức kinh doanh, quy mô của quán và phân khúc đối tượng khách hàng phù hợp để xác định số vốn đầu tư. Những câu hỏi cơ bản giúp bạn xác định được số vốn cần chuẩn bị như nhà hàng hải sản của bạn có quy mô như thế nào, công suất phục vụ được bao nhiêu thực khách trong một ngày, khoản phí cố định chi trả hàng tháng, thời gian hoàn vốn là nhanh hay chậm,…
Theo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để mở nhà hàng hải sản với quy mô nhỏ, số vốn tối thiểu bạn cần chuẩn bị là 100 triệu đồng. Nếu khả năng về tài chính của bạn không đủ, bạn có thể đi vay mượn từ bạn bè, những người thân hoặc ngân hàng.
2. Nghiên cứu thị trường – Xác định khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu thị trường là một việc mà bạn tuyệt đối không thể bỏ qua trước khi bắt tay vào việc kinh doanh mở nhà hàng hải sản. Điều này sẽ giúp bạn xem xét đối thủ đang kinh doanh như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ ở đâu? Từ đó đưa ra thực đơn hợp lý cho nhà hàng.
Việc nghiên cứu thị trường không chỉ giúp bạn có tầm nhìn rộng hơn về phương thức kinh doanh mà nhờ đó bạn sẽ xác định được những công việc bạn cần phải làm trong thời gian sau này.
Xác định khách hàng mục tiêu cũng là một bước quan trọng. Khách hàng muôn hình muôn vẻ nên sẽ không có một nhà hàng nào có sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Chính vì vậy, bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể để có thể làm hài lòng và giữ chân được họ.
Xác định khách hàng mục tiêu dựa vào: độ tuổi, giới tính, sở thích, địa lý… Tùy thuộc vào từng phân đoạn mà bạn có thể nắm được đặc điểm của từng đối tượng. Nhờ đó, bạn sẽ có cách thức kinh doanh phù hợp cho bản thân.
Ví dụ nếu bạn đang có dự định mở nhà hàng hải sản với quy mô nhỏ, đối tượng khách hàng mục tiêu là bình dân. Lời khuyên dành cho bạn là bán những món ăn không quá đắt đỏ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thực khách.
3. Lựa chọn địa điểm mặt bằng
Địa điểm mở nhà hàng hải sản là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán. Tùy thuộc vào số vốn ban đầu, từ đó bạn có thể lựa chọn được địa điểm kinh doanh nhà hàng thích hợp.
Để việc kinh doanh mở nhà hàng hải sản diễn ra thuận lợi, địa điểm quán nên là nơi sạch sẽ thoáng mát, ít bụi bặm để khách hàng có thể ngồi lâu, những khu vực đông dân cư, có nhiều hộ gia đình có mức thu nhập tốt, gần các tòa nhà văn phòng. Địa điểm cần có giao thông thuận lợi, tránh những nơi giao thông tắc nghẽn hoặc đường một chiều.
Bên cạnh đó, thực khách yêu thích đến những nhà hàng có bãi giữ xe rộng rãi nên bạn cũng cần lưu ý vấn đề này.
4. Nguồn nguyên liệu tươi ngon
Một trong những yếu tố khi mở nhà hàng hải sản không kém phần quan trọng chính là nguồn cung cấp nguyên liệu hải sản. Ốc, nghêu, sò, tôm, cua,… Phải được chế biến thành các món hải sản theo công thức mới lạ, thơm ngon thì khách hàng mới ghé ăn thường xuyên.
Bạn cần tìm được nguồn cung cấp hải sản phù hợp với nhu cầu cũng như số vốn mà bạn có. Bạn nên tham khảo giá tại các chợ, các vựa hải sản tập trung nhiều loại hải sản đa dạng để có được mức giá hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi hải sản uy tín để đặt vấn đề nhận thu mua số lượng lớn, giúp quán có nguồn hàng chất lượng và ổn định.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải đặt yếu tố đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nguyên liệu tươi sống và đặc biệt là nguồn hàng phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng lên hàng đầu.
5. Mua sắm vật dụng, các trang thiết bị
Tiết kiệm được một số chi phí hay không sẽ tùy thuộc vào kế hoạch của bạn trong khâu này. Bạn có thể mua sắm các thiết bị cũ hoặc mua hàng thanh lý của các cửa hàng khác… và sau một thời gian nếu doanh thu ổn định thì bạn có thể thay đổi sang các thiết bị mới.
Các vật dụng, trang thiết bị cần thiết như: bàn ghế, chén, bát, ly, muỗng đũa,…
6. Kế hoạch marketing
Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, việc phát triển marketing online đang được chú trọng rất nhiều. Có kế hoạch marketing cụ thể sẽ giúp bạn mở nhà hàng hải sản thu hút được nhiều thực khách tới quán hơn.
Khi mở nhà hàng hải sản thì không phải bạn cứ ngồi đó và chờ khách tới nhà hàng được. Thay vào đó bạn cần phải quảng bá hình ảnh cho quán của mình.
Bạn có thể tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc các trang ẩm thực như Foody, Lozi,… để có thể quảng cáo nhà hàng hải sản của bạn trên đó.
Bên cạnh đó, bạn nên tạo cho nhà hàng hải sản của mình một trang web cung cấp đầy đủ các thông về nhà hàng, cập nhật tin tức, các món ăn mới, chương trình khuyến mãi để khách biết tới nhà hàng nhiều hơn.