Người dùng đang dần chuyển sang tìm kiếm tin tức, giải trí, khám phá sở thích,… qua hình thức video sinh động. Vì vậy, sử dụng YouTube Ads nhằm tiếp cận tới đúng thời điểm có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng rất cao.
Tuy nhiên, không phải ngành hàng nào cũng cần sử dụng tới YouTube Ads. Những ngành hàng có các sản phẩm được người tiêu dùng xem và quan sát trực quan với mức điểm watchability cao (khả năng xem quảng cáo video) sẽ là phù hợp để sử dụng Youtube Ads. Có thể kể đến một số ngành như: Nghệ thuật & giải trí, Health & Fitness, Nội thất, Thời trang và trang sức, Du lịch & Khách sạn, Bất động sản, v.v.
1. Masthead Youtube
Để loại hình này đạt hiệu quả, các marketer nên book vào cuối tuần để tối ưu lượng truy cập và đầu tư thumbnail & message để thu hút audience “ngay từ cái nhìn đầu tiên”.
2. TrueView ads
TrueView của YouTube là một hình thức hoàn hảo để kể một câu chuyện đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả, tránh “làm phiền” tới trải nghiệm khách hàng. Điểm mạnh của hình thức này chính là khả năng ghi nhận lượt xem thực sự và chỉ tính tiền dựa trên số lượt xem thực nếu xem nhiều hơn 30s hoặc xem hết video nếu video đó ngắn hơn 30s.
Loại hình quảng cáo này có thể thử nghiệm với nhiều nội dung quảng cáo khác nhau và thường được lựa chọn cho các video có thời lượng dài như video hình ảnh sản phẩm, MV ca nhạc, các video có cốt truyện trong giai đoạn trigger, amplify.
3. Non-skippable instream ads
Không giống như TrueView, với loại hình quảng cáo này. nhà quảng cáo trả tiền cho YouTube dựa trên cơ sở CPM (Cost-per-mille). Vì vậy, hình thức quảng cáo này thường được các doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn gợi nhớ sản phẩm (recall) và xây dựng nhận diện thương hiệu (brand awareness) để tận dụng được mức độ hiển thị lớn.
4. Discovery Ads
Tương tự như các chiến dịch CPC, nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi người xem chọn xem video của bạn bằng cách nhấp vào quảng cáo.
Những quảng cáo này được tích hợp với công cụ tìm kiếm và kết nối thông qua nền tảng Google Ads, điều này giúp loại hình quảng cáo này mang đến cho chiến thuật quảng cáo nhanh nhẹn và linh hoạt cần thiết để thu hút khán giả một cách hợp lý, đạt hiệu quả về chi phí vốn tạo ra ROI nâng cao và khả năng chuyển đổi.
5. Non-video ads (Sponsored card ads; In-Video Banner; Overlay ads)
-
Sponsored card ads
Biểu tượng chữ ‘i’ nhỏ bật lên ở góc trên bên phải của video và khi người xem nhấp vào biểu tượng đó, thẻ sẽ mở rộng.
-
In-Video Banner.
Quảng cáo chỉ bị tính phí khi người dùng click vào banner. Hình thức quảng cáo này có thể dẫn trực tiếp khách hàng về website, phục vụ cho quá trình tìm kiếm thông tin của sản phẩm, đặc biệt đối với các ngành hàng cần nhiều thông tin để đưa ra quyết định (mỹ phẩm, phẫu thuật thẩm mỹ, giáo dục,…).
Điểm cộng của hình thức này chính là không “quấy rầy” và xen ngang trong thời gian họ xem video. Hình thức quảng cáo này là cách để thương hiệu gợi nhắc lại sản phẩm (recall) và dẫn trực tiếp về thông tin mua sản phẩm trên website.