Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) phải là một phần trong chiến lược nội dung của bạn, nhưng không phải bất kỳ nội dung nào được tối ưu hóa nào cũng hiệu quả. Dưới đây là những gì bạn cần biết.
Bạn có biết rằng có gần 93.000 lượt tìm kiếm trên Google mỗi giây?
Nếu bạn muốn nội dung của mình được xếp hạng tốt trong bất kỳ tìm kiếm nào có liên quan, thì tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tiếp thị nội dung (content marketing) phải là một phần trong chiến lược tổng thể của bạn.
1. Sức mạnh của Content Marketing – tiếp thị nội dung
Một nghiên cứu từ Future of Customer Engagement and Experience cho thấy rằng mọi người có khả năng mua hàng từ các thương hiệu cao hơn 131% nếu các thương hiệu có những nội dung nhằm mục tiêu giáo dục họ.
Thương hiệu càng tạo ra nhiều nội dung để giáo dục đối tượng mục tiêu, thì thương hiệu càng có lợi về lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn ‘lấy’ nội dung đó từ đối thủ cạnh tranh của bạn và sử dụng nó như của riêng bạn – điều đó sẽ vô tác dụng.
Nội dung khác biệt, không copy và có thể tồn tại lâu dài, là một phần quan trọng của chiến lược nội dung, vì nó sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu lâu dài sau khi được xuất bản.
Mỗi phần nội dung bạn tạo ra được xếp hạng tốt trong các công cụ tìm kiếm có thể mang lại một lượng khách hàng mới cũng như củng cố hơn các mối quan hệ. Nó thiết lập bạn như là một chuyên gia và uy tín trong ngành hoặc thị trường ngách của bạn.
2. Những đồ hoạ tuỳ chỉnh
Các bài đăng trên website hay blog doanh nghiệp của bạn có hình ảnh thu hút sẽ đạt được nhiều sự tương tác hơn trên mạng xã hội so với những bài không có hình ảnh hoặc có hình ảnh nhưng ‘mờ nhạt’.
Bạn không cần phải là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp mới có thể tạo ra những hình ảnh với chất lượng cao. Bạn cũng không nhất thiết phải tốn kém rất nhiều tiền và thời gian để học các phần mềm như Photoshop. Với các nền tảng như Canva hay Crello, thật dễ dàng để bạn có thể thiết kế bất cứ thứ gì.
3. Những nội dung video
Nếu một hình ảnh có giá trị bằng một nghìn từ, thì một video có giá trị cao hơn theo cấp số nhân. Một nghiên cứu từ Forrester cho rằng một video có giá trị tương đương 1,8 triệu từ.
Bạn có thể tạo ra các video đơn giản bằng các công cụ như Doodly, Lightworks, iMovie hay Vimeo mà không nhất thiết phải sử dụng đến các công cụ chuyên nghiệp phức tạp khác.
4. Nghiên cứu và thống kê
Cũng giống như những gì bạn có thể thấy trong suốt bài viết này, bạn càng có nhiều dữ liệu và số liệu thống kê để hỗ trợ nội dung của mình thì nội dung đó càng trở nên đáng tin cậy hơn.
Khi nội dung của bạn cũ đi, bạn sẽ cần phải kiểm tra và cập nhật định kỳ để đảm bảo những số liệu thống kê hay dữ liệu của bạn luôn trong trạng thái ‘mới mẽ’.
Nói chung, bạn nên sử dụng dữ liệu gần đây nhất có thể. Cố gắng tránh sử dụng dữ liệu cũ hơn năm năm, trừ khi đó là dữ liệu duy nhất có sẵn cho một chủ đề cụ thể.
5. Một cái gì đó mới có thể giải quyết một vấn đề cụ thể
Với sự phát triển đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, các doanh nghiệp đã không ngừng phát triển các tài nguyên miễn phí để có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề cho khách hàng tiềm năng của họ.
Bằng cách tìm ra những giải pháp bổ sung mới từ các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, sau đó truyền tải nó đến khách hàng mục tiêu thông qua tiếp thị nội dung, bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những ‘làn gió’ tương tác mới mạnh mẽ cho thương hiệu của bạn.
6. Một vài mẫu ví dụ về tiếp thị nội dung
- Canva’s Design School: Tài nguyên này của Canva được xây dựng để giúp người dùng canva tìm hiểu về thiết kế và cách sử dụng công cụ của họ.
- Burger King: Trong những ngày đầu của đại dịch, Burger King đã làm một điều khá bất ngờ trên mạng xã hội. Họ khuyến khích mọi người đặt hàng từ McDonald’s. Mục đích của chiến dịch nội dung này là giúp giữ cho toàn bộ ngành công nghiệp nhà hàng tồn tại trong khi tất cả chúng ta đều ở nhà, nhưng chính góc tiếp cận khác biệt này đã khiến cho nhiều người không phần ngạc nhiên.
Một nghiên cứu cho thấy rằng 61% người mua sắm trực tuyến ở Mỹ mua hàng dựa trên các khuyến nghị mà họ đã đọc trên các blog của thương hiệu và 79% trong số họ dành một nửa thời gian để nghiên cứu các sản phẩm mà họ đang nghĩ đến việc mua.
Hãy xây dụng nội dung cho mọi giai đoạn của của hành trình mua hàng (Customer Journey) khi bạn tìm cách xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể chuyển đổi những người đọc tiềm năng này thành người mua hàng trong tương lai.