Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hoặc Freelancer. Việc bắt đầu với các kiểu thiết kế đồ họa khác nhau. Sẽ đem tới nhiều giá trị hữu ích cho công việc của bạn. Thiết kế đồ họa không chỉ sử dụng sáng tạo các yếu tố trực quan để giải quyết và truyền đạt ý tưởng thông qua kiểu chữ, hình ảnh, màu sắc và hình thức. Mà còn là cầu nối tiếp thị sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu với người dùng.
Trong thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, có 7 kiểu thiết kế chính
- Thiết kế quảng cáo (Advertising Design)
- Thiết kế đồ họa không gian (Environmental Design)
- Thiết kế ấn phẩm (Publication Design)
- Thiết kế động (Motion Design)
- Thiết kế cho doanh nghiệp (Corporate Design)
- Thiết kế web (Web Design)
- Thiết kế bao bì (Packaging Design)
1. Thiết kế quảng cáo
Các chuyên gia tiếp thị và quảng cáo sẽ không đạt được hiệu quả công việc cao. Nếu như không có sự hỗ trợ của những nhà thiết kế đồ họa. Các giám đốc sáng tạo và giám đốc nghệ thuật. Sẽ là những người chịu trách nhiệm lên ý tưởng thiết kế. Để tạo nên các sản phẩm tiếp thị như tờ rơi, tờ gấp, danh thiếp. Hay các dự án lớn như toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Nội dung trực quan luôn hấp dẫn và sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các nhà thiết kế thường làm việc với nhiều công cụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Mặc dù trước đây, thiết kế đồ họa trong các ngành quảng cáo và tiếp thị theo truyền thống đa phần là tập trung vào in ấn. Nhưng nó nhanh chóng mở rộng sang các thiết bị kỹ thuật số. Bởi với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại như ngày nay. Thì việc thiết kế cho cả in ấn và kỹ thuật số là rất quan trọng. Đặc biệt là với các nhà thiết kế muốn mở rộng sang lĩnh vực quảng cáo. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của bất kỳ khách hàng nào. Ví dụ như đồ họa phục vụ để đăng tải/chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Template email marketing hay content marketing là một số thiết kế quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.
Một số ví dụ về thiết kế đồ họa trong quảng cáo:
- Thiết kế Brochure (tờ gấp)
- Quảng cáo trên báo và tạp chí
- Đồ họa trên social media
- Quảng cáo kỹ thuật số
- Mẫu templates cho email marketing
- Thiết kế Infographic
2. Thiết kế đồ họa không gian
Thiết kế đồ họa không gian bao gồm các yếu tố từ đa lĩnh vực để kết nối mọi người với địa điểm họ đến thăm. Điều này nghe có vẻ đơn giản. Nhưng bằng cách kết hợp đồ họa, kiến trúc, nội thất, cảnh quan và thiết kế công nghiệp. Các nhà thiết kế đồ họa không gian có thể nâng cao trải nghiệm cá nhân. Các cải tiến thường được thực hiện. Bằng cách làm cho môi trường gần gũi với con người hơn. Mang nhiều thông tin hơn hoặc dễ điều hướng hơn.
Wayfinding (thiết kế điều hướng chỉ dẫn) bao gồm các biển báo hoặc tín hiệu thị giác để chỉ địa điểm mọi người cần đến. Chính là mục đích cốt lõi của thiết kế đồ họa không gian. Tuy nhiên, công dụng của chúng còn vượt xa so với những gì một nhà truyền thông có thể làm được. Chúng có thể kể một câu chuyện hoặc truyền tải những thông điệp ý nghĩa tới khách ghé thăm. Để tạo ra các thiết kế với mức độ tinh tế. Những người thiết kế đồ họa không gian phải có hiểu biết và kinh nghiệm cả trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và kiến trúc.
Một số ví dụ về thiết kế đồ họa không gian:
- Bảng hiệu
- Thiết kế Branding cho văn phòng
- Tranh tường
- Thiết kế sân vận động
- Triển lãm
- Không gian sự kiện
3. Thiết kế ấn phẩm
Ấn phẩm truyền thống thường là những sản phẩm in, như báo, tạp chí, sách… Tuy nhiên, cũng như nhiều dạng khác của thiết kế đồ họa. Những tiến bộ công nghệ đã dẫn đến những cơ hội mới cho việc sử dụng tiềm năng của ấn phẩm.
Thiết kế ấn phẩm thường sử dụng các yếu tố nghệ thuật truyền thống như màu sắc, kiểu chữ và không gian. Các nhà thiết kế ấn phẩm có thể kết hợp hoàn hảo các yếu tố này. Để tạo ra nội dung tiếp cận với người xem thông qua thị giác trên nền tảng kỹ thuật số. Như sách điện tử (ebooks), email newsletter, bố cục tạp chí. Hầu hết những người thiết kế ấn phẩm thường làm việc cho một công ty xuất bản như một Freelancer. Hoặc là nhân viên trong một agency về truyền thông/ sáng tạo.
4. Thiết kế động
Thiết kế động là các hình ảnh đang chuyển động. Bao gồm hoạt hình; âm thanh, kiểu chữ; hình ảnh, video và các hiệu ứng khác. Được sử dụng trong phương tiện truyền thông trực tuyến, truyền hình và phim. Sự phổ biến của thiết kế chuyển động đã tăng vọt trong những năm gần đây. Khi công nghệ được cải thiện và nội dung video trở thành bá chủ. Trước đây, bạn có thể thấy các hiệu ứng này khi xem đoạn mở đầu các bộ phim, chương trình truyền hình hoặc giới thiệu tin tức. Ngày nay, các thiết kế động được tìm thấy trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số, như trong GIF, ứng dụng, thiết kế web…
Trong mười năm qua, thiết kế chuyển động đã trở nên phổ biến khi xã hội ngày càng số hóa. Những tiến bộ công nghệ đã mang đến cho các nhà thiết kế cơ hội khám phá giá trị mà các công cụ này mang lại. Cập nhật xu thế không ngừng và luôn đi đầu trong các xu hướng thiết kế mới nhất để đi trước đối thủ.
Một số ví dụ về thiết kế chuyển động
- Video Games
- Ứng dụng GIFs
- Văn bản hoạt họa
- Quảng cáo
- Đoạn mở đầu phim hoặc credit cuối phim
- Banner trên Internet
5. Thiết kế cho doanh nghiệp
Dạng thiết kế này được các tổ chức sử dụng để thể hiện mối quan hệ. Chính là giữa một thương hiệu và khách hàng của nó. Các yếu tố hình ảnh của bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò là bộ mặt của công ty để truyền tải giọng điệu, tính cách và bản chất thương hiệu. Các yếu tố vô hình như màu sắc, hình dạng và hình ảnh đều gợi ra những cảm xúc nhất định cho khán giả. Và chỉ ra cách người tiêu dùng cảm nhận thương hiệu.
Giữ bộ nhận diện nhất quán cho thương hiệu là điều cần thiết cho thiết kế của công ty. Vì người tiêu dùng thường phản ứng với hình ảnh trực quan dễ nhận biết. Thông thường, trong thiết kế nhận diện doanh nghiệp, các nhà thiết kế hay hợp tác với các bên liên quan của thương hiệu. Để tạo ra các sản phẩm như kiểu chữ, logo, bảng màu và thư viện hình ảnh. Sau đó, các nhà thiết kế sẽ tạo ra mẫu thiết kế của công ty. Đảm bảo hình ảnh thương hiệu được áp dụng xuyên suốt trong tất cả các ứng dụng hiện tại và tương lai.
Một số ví dụ về thiết kế cho doanh nghiệp
- Thiết kế logo
- Danh thiếp
- Văn phòng phẩm
- Bản tin kinh doanh
6. Thiết kế web
Bố cục trang, chọn lựa hình ảnh và kiểu chữ phù hợp nhất cho trang web đều là một phần của thiết kế web. Thiết kế web có mối liên kết chặt chẽ với thiết kế UI (giao diện người dùng) và thiết kế UX (trải nghiệm người dùng). Nhằm mục đích tạo ra giao diện cân bằng giữa tính thẩm mỹ trên trang với khả năng tối ưu cho người dùng khi sử dụng.
7. Thiết kế bao bì
Khi bạn nhìn vào bất kỳ kệ hàng nào ở các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hóa, đa phần các sản phẩm đều đầu tư vào thiết kế bao bì. Bởi bao bì không những bảo vệ hàng hóa. Mà còn là cơ hội để các nhà thiết kế bao bì sản phẩm thể hiện trình độ bản thân. Từ màu sắc, hình dạng và kiểu chữ trên bao bì.. Là cách để các công ty truyền đạt trực tiếp thông điệp và câu chuyện thương hiệu của họ tới người tiêu dùng.
Thiết kế bao bì cho ngành bán lẻ, trang điểm và thực phẩm chỉ là một trong số vô vàn sản phẩm ngành công nghiệp sử dụng bao bì như một công cụ tiếp thị mạnh mẽ. Nếu doanh nghiệp sở hữu những thiết kế bao bì hiệu quả. Chúng sẽ tác động không nhỏ tới người mua khi nằm trên gian bày bán của quầy hàng. Từ đó giúp tăng doanh số cho công ty. Đối với các nhà thiết kế bao bì, điều này có nghĩa là rất quan trọng để truyền tải hình ảnh thương hiệu. Họ không chỉ hiểu về thiết kế đồ họa mà còn phải sử dụng các chiến thuật tiếp thị sản phẩm thành công.