3 BÀI HỌC LỚN NHÌN TỪ HÀNG QUÁN TRONG ĐẠI DỊCH

Đọc để xem cách các hàng quán trong đại dịch đã không ngừng cải tiến nhằm tồn tại và thích nghi với tình hình mới như thế nào.

Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều nhà hàng đã phải xoay xở để tồn tại, nhưng đồng thời một số nơi đã nảy ra các ý tưởng sáng tạo để duy trì công việc kinh doanh của mình.

hang-quan-trong-dai-dich-1

Sự bùng phát của đại dịch CV19 trên toàn thế giới đã buộc nhiều quốc gia phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội… Điều này khiến nhiều nhà hàng buộc phải đóng cửa.

Trước tình hình kinh tế ảm đạm, nhiều nhà hàng đã phải chật vật để tồn tại, nhưng đồng thời một số nơi đã nảy ra các ý tưởng sáng tạo để duy trì công việc kinh doanh của mình.

Sau khoảng thời gian đóng cửa thực hiện giãn cách, vào mùa hè vừa qua, nhiều nhà hàng ở New York (Mỹ), một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đã mở cửa đón khách trở lại. Những nỗ lực để vượt qua khó khăn và không ngừng cải tiến nhằm tồn tại và thích nghi với tình hình mới của những nhà hàng này thật đáng kinh ngạc.

Phóng viên Kindra Hall của tờ tin tức Success đã chỉ ra ba trong số nhiều bài học mà cô nhận được trong thời gian sinh sống và trải nghiệm ở New York giữa thời kỳ xảy ra dịch bệnh. Hãy cùng Minh Đức Tech & Media nghiên cứu chi tiết 3 bài học đáng giá này.

Bài học số 1 – Sáng tạo

Một cửa hàng kem ở khu Upper East Side được biết đến với hương vị kem khá lạ và phong cách trang trí độc đáo. Khi cửa hàng bắt đầu bắt đầu sử dụng những chiếc cốc với hình thù ngộ nghĩnh để đựng đồ uống phục vụ những đơn hàng đặt online, ý tưởng này đã được những khách hàng quen thuộc của quán ủng hộ nhiệt tình.

hang-quan-trong-dai-dich-2

Kể từ khi ý tưởng này ra mắt, cửa hàng đã nhận được một lượng lớn các đơn đặt hàng online từ những thực khách muốn sưu tập những chiếc cốc độc đáo này cho tủ bếp nhà mình.

Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, hầu hết các nhà hàng đều chọn những giải pháp an toàn. Tuy nhiên, một chút sáng tạo có thể mang đến cứu cánh để các nhà hàng có thể tồn tại và thậm chí làm ăn phát đạt hơn.

Bài học số 2 – Luôn có mặt

Vào một buổi tối cuối tháng 9, tôi và chồng hẹn nhau ra ngoài ăn tối. Đường phố lúc đó rất vui vẻ nhộn nhịp trong bầu không khí ấm áp của một buổi tối cuối thu đầu đông.

Ban đầu, chúng tôi dừng chân tại nhà hàng yêu thích của cả hai, và nói lời chào tới chủ nhà hàng. Chúng tôi trở thành bạn bè thân thiết với anh vì mỗi lần chúng tôi ghé thăm, anh đều có một câu chuyện mới để kể cho chúng tôi nghe.

hang-quan-trong-dai-dich-3

Sau đó chúng tôi đến một nhà hàng Ý để thưởng thức rượu vang và món tráng miệng. Một người đàn ông ở đó đã chào đón chúng tôi. “Rất tiếc rằng chúng tôi không còn chỗ cho hai bạn vào tối nay. Xin hãy vui lòng quay lại vào 6 giờ tối mai. Nhất định tôi sẽ có bàn cho các bạn”, ông ấy nói.

Khi chồng tôi hỏi đây có phải nhà hàng của ông ấy không, ông mỉm cười, ánh mắt hướng về những thực khách đang thưởng thức những kiệt tác ẩm thực của mình, rồi nói: “Đúng vậy, nhà hàng này là của tôi”.

Vì vẫn muốn thưởng thức một đồ ăn tráng miệng nào đó, chúng tôi lần lượt ghé thăm các nhà hàng ở cùng khu phố và quyết định dừng chân ở một nhà hàng Mexico. Chủ nhà hàng đã chào đón hai vợ chồng tôi rồi dẫn chúng tôi tới hai ghế cuối cùng còn trống trong nhà hàng.

Trong đường trở về nhà, tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng tại mọi cửa hàng mà chúng tôi ghé qua, những người chủ đều ở đó, ngay tại lối ra vào, nhằm chủ động chào đón và thu hút các thực khách.

Cho dù bạn có đang sở hữu một doanh nghiệp hay không, nếu bạn từng băn khoăn không biết phải làm gì trong những thời điểm không chắc chắn, hãy làm theo cách của chủ nhà hàng: Hãy luôn có mặt, tận tâm tận lực mỗi ngày với công việc, trong cuộc sống. Mọi người sẽ chú ý đến sự nỗ lực, lòng nhiệt thành của bạn.

Bài học số 3 – Hãy mở lòng

Tôi sẽ không bao giờ quên đêm hè đầu tiên chúng tôi dùng bữa ở bên ngoài, không phải trong nhà bếp của chúng tôi sau khoảng thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh. Chuyện đã xảy ra từ nhiều tháng trước. Chúng tôi ngồi xuống, cảm thấy hơi lạ lùng và mặc dù không cảm thấy đói, chúng tôi vẫn hào hứng gọi món cho bữa tối.

Chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện với một số khách hàng khác trong quán. Tất cả đều rất hào hứng khi được ra ngoài thưởng thức bữa tối và gặp gỡ những người khác. Những người phục vụ nói rằng chúng tôi cứ từ từ mà chọn món.

Và khi bữa tối kết thúc, chủ nhà hàng bước ra và nói lời cảm ơn chúng tôi. Không chỉ bày tỏ lòng biết ơn, ông ấy còn chia sẻ những cảm xúc của mình: “Thật tuyệt khi chúng tôi có thể chuẩn bị thức ăn cho các bạn, và khi các bạn thưởng thức đồ ăn tại nhà hàng của chúng tôi thay vì mang về nhà.

“Phố xá thật yên ắng mấy tháng nay, và những người duy nhất mà tôi thường xuyên gặp chỉ là những người giao hàng và âm thanh duy nhất mà tôi thường xuyên nghe được là những tiếng còi xe cấp cứu. Tôi đã cảm thấy rất cô đơn, buồn bã”.

Khi trải qua những giai đoạn khó khăn, chúng ta thường đấu tranh cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, sự cởi mở và sẻ chia sẽ tạo ra cơ hội cho sự kết nối, hỗ trợ, tình cảm thân thiết và sự trung thành – những yếu tố cần thiết nhất cho sự tiến bộ không ngừng để thích ứng và tồn tại.

MĐ Team